Tổ yến được biết đến như một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trước đây tổ yến chỉ dành cho những gia đình giàu có, còn ngày nay cũng không quá khó khăn để có thể thưởng thức món ăn sang trọng này.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, yến sào không chỉ cung cấp đủ năng lượng cho trẻ thỏa sức học tập, vui chơi, nó còn giúp hạn chế được những cơn ốm vặt xảy ra ở trẻ. Hàm lượng Ca, Fe, Cr trong tổ yến bên cạnh đó còn kích thích tiêu hóa và phát triển xương.
Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, yến sào thực sự là một món ăn sau hậu phẫu được nhiều người sử dụng. Nó không chỉ cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể mà còn tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào để người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Trẻ em là đối tượng có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng để phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Thế nên, nhiều phụ huynh đã không ngần ngại cho con ăn yến thường xuyên để kích thích bé tăng trưởng tốt và khỏe mạnh.
Mặc dù mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe là thế. Tuy nhiên, nếu như không được chế biến và sử dụng đúng cách thì người dùng cũng sẽ không thể phát huy tối đa tác dụng của yến chưng.
Trước khi tiến hành chế biến,yến được mang ngâm vào nước sạch cho nở đều. Lưu ý thời gian ngâm dài ngắn sẽ tùy thuộc vào loại yến và mức độ già của tai yến. Tổ yến ( yến thô hoặc yến tinh chế) phải được sơ chế, nhặt lông và loại bỏ tạp chất.
Khi chế biến không nên nấu ở nhiệt độ quá cao và nấu quá lâu. Tốt nhất nên sử dụng phương pháp chưng hấp cách thủy để giữ lại được đầy đủ các vi chất quý của yến.
Nên hạn chế bỏ đường quá nhiều vì lượng đường càng cao sẽ càng giảm đi độ dinh dưỡng vốn có của yến.
Người nấu có thể cho thêm hương vị đi kèm để tăng thêm sức hấp dẫn và độ thơm ngon cho món yến chưng theo từng khẩu vị khác nhau.
Cách chưng yến và những điều cần lưu ý như giới thiệu ở trên cho thấy đối tượng cần dùng yến sào đều đặn là: Trẻ em độ tuổi đi học, người già, người bệnh, bà bầu sau 3 tháng…