Ăn vào thời điểm nào cho tốt là điều mà mọi người luôn thắc mắc. Thật ra, trong ngày có 2 khoảng thời gian được xem là khung giờ vàng để bạn ăn yến. Bạn có thể ăn yến khi vừa thức dậy, lúc bụng rỗng để có thể nạp thêm năng lượng cho cơ thể, sẵn sàng cho một ngày học tập và làm việc chăm chỉ.
Trước khi đi ngủ 30-45’ bạn cũng có thể ăn yến sào, các nhà khoa học chỉ ra, vào ban đêm, khi rơi vào giấc ngủ sâu, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể người tăng cao, chúng ta tiến vào quá trình thanh lọc và thải độc tố, lúc này chính là thời điểm hấp thụ những dưỡng chất của yến tốt nhất. Ngoài ra, bạn ăn yến vào các bữa ăn phụ để bổ sung năng lượng và tiếp tục học tập, làm việc.
Tốt nhất bạn không nên ăn tổ yến trước các bữa chính bởi nó sẽ làm bạn thấy no, chán ăn và bỏ đi bữa ăn chính chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho cơ thể.
Yến sào là loại nguyên liệu đại bổ, thế nhưng, bên cạnh những công dụng tuyệt vời thì bạn cũng cần phải nắm rõ yến sào kỵ gì để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có trong quá trình sử dụng.
Người mắc các chứng viêm gan vàng da, viêm nhiễm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, ho nhiều đờm loãng và trong,… Những người này không thể sử dụng các món ăn nhiều chất đạm và giàu dinh dưỡng như yến vì sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn.
Người bị cảm mạo, phong nhiệt, phong hàn, tỳ vị hư, ăn không tiêu, sốt thực nhiệt, bụng đầy chướng,… cũng là đối tượng không nên yến vì lúc này, quá trình chuyển hoá của cơ thể rất kém, ăn yến không những làm họ không thể hấp thu được chất dinh dưỡng mà còn làm bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng tổ yến khi em bé được 5 tháng tuổi trở lên. Vì lúc này thai nhi đã ổn định và mẹ với bé đều cần bổ sung nhiều dưỡng chất vào giai đoạn này.
Trẻ em lớn hơn 7 tháng tuổi, tốt nhất là trên 1 tuổi thì ba mẹ mới nên cho con ăn yến sào. Vì nếu cho con ăn lúc bé quá lại không tốt chút nào, bởi lúc đó hệ tiêu hoá của con chưa phát triển hoàn thiện, trẻ không thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng có trong yến được.