Cách chưng yến và dùng yến cho người bệnh

Trong tổ yến có chứa hàm lượng đạm cao nhưng không có chất béo, chứa 30 loại axit amin quan trọng, 18 nguyên tố vi lượng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được cùng nhiều khoáng chất vitamin cần thiết. Do đó, người bệnh ăn yến sào vừa cung cấp được các vi chất còn thiếu cho cơ thể vừa có tác dụng chữa lành vết thương, nâng cao hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, đặc biệt là với những bệnh nhân vừa phẫu thuật…

Người bị bệnh thường ăn không ngon, tiêu hóa không tốt và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau nhức,… Vì vậy, các dưỡng chất có trong tổ yến sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn, tinh thần thoải mái hơn và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh tật.

  • Kích thích cảm giác thèm ăn giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn, cải thiện hệ tiêu hóa giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, cơ thể hấp thu được các dưỡng chất.
  • Thanh nhiệt giải độc, giải trừ các độc tố có trong máu của người già, đặc biệt là những người sử dụng rượu bia, thuốc lá thường xuyên. Yến sào giúp khỏe thận, củng cố và tăng cường khả năng bài tiết bị suy yếu ở thận.
  • Làm sạch phổi, bổ phế, giảm ho, tan đờm, cải thiện khả năng hô hấp và ngăn chặn các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, lao phổi,…
  • Thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn tấn công các vết thương.
  • Hỗ trợ tăng sinh tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch, hấp thu tốt dinh dưỡng cho cơ thể giúp bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật, xạ trị, hóa trị ung thư có sức khỏe tốt.
  • Bổ sung canxi ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả, giúp các sụn khớp giữa hai đầu xương thêm khỏe mạnh và phục hồi sụn bao khớp ở người lớn tuổi.

Vì người bệnh cần nhiều dưỡng chất hơn người bình thường để có thể phục hồi sức khỏe cũng như nâng cao sức đề kháng chống chọi lại bệnh nên cần sử dụng 5gr yến/lần và sử dụng từ 2-3 lần/tuần.

Người bệnh nên sử dụng yến bụng(yến trọc) để dễ ăn hơn vì đây là phần yến mềm, nhỏ, kết hợp vào cháo hay súp giúp người bệnh dễ nuốt hơn.

Bạn nên cho người bệnh ăn từ từ từng chút một để cơ thể thích ứng được yến sào. Ngoài ra, không nên vì nôn nóng mau khỏe mạnh mà cho bệnh nhân ăn quá nhiều yến sẽ gây ra các tác dụng phụ như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,… các ảnh hưởng xấu tới bệnh tình của người ốm và còn gây lãng phí yến.

  • Nên cho người bệnh sử dụng yến đều đặn, chỉ cần một vài lần ăn là người bệnh đã có thể cảm nhận được những chuyển biến tích cực trong cơ thể.
  • Khi bệnh nhân khỏe lại không nên ngừng ăn yến mà vẫn phải sử dụng yến thường xuyên để bồi bổ cơ thể, khôi phục thể trạng.
  • Ban đầu, nên cho người bệnh ăn yến chưng đường phèn để dễ ăn. Sau khi người bệnh quen dần thì mới bắt đầu kết hợp với các món ăn khác để tăng hương vị cho người bệnh.

Hiểu rõ về các tác dụng của yến sào đối với người bệnh cũng như nắm rõ liều lượng, cách sử dụng cũng giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe và có một cơ thể dẻo dai, bền bỉ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *